Menu
  
Tin tuyển sinh

Ngành Luật và ngành Luật kinh tế khác nhau như thế nào?

21/05/2019
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ với sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Hơn lúc nào hết hành lang pháp lý và các vấn đề về chính sách kinh tế của doanh nghiệp cần được chú trọng, nhất là khi vai trò của pháp luật ngày càng được đề cao trong xã hội dân chủ, văn minh. Khi đó, nguồn nhân lực tốt nghiệp từ nhóm ngành Luật liên tục được "săn đón" cũng là chuyện dễ hiểu!  
Tuy nhiên, với sức hút lớn này, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn ngành học khi chưa thực sự hiểu bản thân yêu thích điều gì, có những điểm mạnh nào và ngành học có phù hợp với tố chất của bản thân không? Mỗi một ngành học trong nhóm ngành Luật sẽ có đặc trưng riêng về chuyên môn đào tạo và vị trí nghề nghiệp tương ứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn
ngành Luật và ngành Luật kinh tế khác nhau như thế nào? 

 

Hiểu ngành Luật và ngành Luật kinh tế như thế nào cho đúng

 

Luật là một hệ thống các quy tắc được tạo ra và được thi hành thông qua Chính phủ để điều chỉnh hành vi của xã hội. Sinh viên theo học ngành Luật sẽ được trang bị nhiều kiến thức chung về vận dụng, thực hành các quy định pháp luật vào đời sống, kinh doanh, quản lý,…. 
Theo học ngành Luật tại UEF sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức tổng quát về tất cả các lĩnh vực luật, cũng như các vấn đề liên quan đến từng nội dung luật cụ thể, như: bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân,...
 
Ngoài ra, sinh viên còn được học các môn đậm chất pháp lý và khai phá tư duy như: Tâm lý học, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế,…
Ngành Luật tại UEF gồm có 3 chuyên ngành sâu sau: Luật dân sự, Luật hình sự, Luật hành chính.
 
Hiểu ngành Luật và ngành luật kinh tế khác nhau như thế nào giúp thí sinh định hướng chọn ngành chuẩn xác hơn
 
Luật kinh tế lại là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành chỉ để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế tại UEF sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp.

 

Sự khác nhau trong vị trí công việc của ngành Luật và ngành Luật kinh tế


Học ngành Luật sau khi ra trường làm gì?
Tốt nghiệp ngành Luật, các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau tùy vào năng lực và bề dày kinh nghiệm như: 
- Chuyên viên tư vấn luật pháp tại các công ty, doanh nghiệp.
- Kiểm sát viên hoặc làm trong bộ phận pháp chế doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp, khi bạn có bề dày kinh nghiệm và bổ túc thêm kiến thức chuyên sâu có thể trở thành thẩm phán, luật sư.
Học ngành Luật kinh tế sau khi ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế không khó để chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao như:
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế.
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật.
- Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.
- Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp.
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.
Học Luật và ngành Luật kinh tế ở đâu?
Sau khi đã nắm rõ ngành Luật và ngành Luật kinh tế khác nhau như thế nào, bước tiếp theo các bạn nên tìm cho mình trường có thế mạnh đào tạo các ngành học này.
Thí sinh có thể tham khảo thông tin đào tạo hai ngành học này tại các trường: Đại học Luật TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM), Đại học Mở TP.HCM,...
Những thí sinh quan tâm đến UEF và yêu thích ngành Luật hoặc ngành Luật kinh tế đều có thể đăng ký vào trường bằng các phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia, xét học bạ lớp 12 theo điểm tổ hợp 3 môn hoặc xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Từ những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi ngành Luật và Luật kinh tế khác nhau như thế nào. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để các bạn lựa chọn đúng đắn xuất phát điểm cho tương lai của mình.
 
Thụy My
TIN LIÊN QUAN