Kiểm toán ngày càng có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Theo đó, kiểm toán viên là người góp phần tạo nên một nền tài chính quốc gia lành mạnh và chất lượng.
Kiểm toán là gì? Ra trường làm việc gì?
Hiểu một cách đơn giản, Kiểm toán là một quá trình đi sau kế toán, xác thực tính đúng đắn của những báo cáo tài chính mà kế toán cung cấp và đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và các tổ chức. Phương pháp kiểm toán sử dụng để xác minh số liệu là sử dụng sự logic, đối chiếu, quan sát và điều ra, kiểm kê… để từ đó phát hiện sai sót và đưa ra giải pháp kịp thời.Thông qua đó, người làm kiểm toán có thể cung cấp những thông tin về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức. Đây là ngành học không còn quá xa lạ với nhiều bạn trẻ, tuy nhiên rất ít trường có đào tạo ngành này mà tích hợp thành một chuyên ngành nhỏ của Kế toán. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về ngành học này, từ đó có sự lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia kiểm toán thành nhiều loại hình khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ. +Kiểm toán nhà nước:là hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện các chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp số liệu kế toán các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế nhà nước, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do nhà nước cấp. + Kiểm toán độc lập: là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn. Để trở thành một kiểm toán viên độc lập đòi hỏi kiểm toán viên phải có các yêu cầu nhất định. Về mặt chuyên môn, kiểm toán viên phải có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA), phải đăng ký hành nghề tại Bộ tài chính, không có tiền án, tiền sự và đảm bảo được tính độc lập. + Kiểm toán nội bộ: là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong đơn vị, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Vai trò của kiểm toán viên nội là giám sát việc thực hiện các hoạt động trong đơn vị nhằm phát hiện các sai sót, gian lận; giúp tư vấn cho các nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động.
> Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Kiểm toán
Mã ngành của Kiểm toán là 7340302
Ngành Kiểm toán xét tuyển những môn nào?
Thí sinh quan tâm ngành học này có rất nhiều lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài viết sau:
> Ngành Kiểm toán xét tuyển những môn nào?
Có thể theo học ngành Kiểm toán ở đâu?
Nếu yêu thích ngành Kiểm toán, bạn có thể tham khảo một số trường đại học có đào tạo ngành này tại đây:
> Học ngành Kiểm toán ở đâu?
Học ngành Kiểm toán tại UEF ra sao?
Tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), bạn sẽ được đào tạo ngành Kiểm toán theo mô hình chất lượng cao, học tập trong môi trường chuẩn quốc tế, giúp bạn có khả năng thiết kế, thực hiện và điều hành các công tác kiểm toán tại các đơn vị kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nhà nước.
Kiến thức và kỹ năng đạt được:
- Kiến thức về Kiểm toán: Kiểm toán viên độc lập cần có kiến thức sâu về các chuẩn mực kiểm toán. Điển hình là Chuẩn mực báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS) và các quy định pháp lý liên quan đến kiểm toán. Sinh viên phải hiểu, nắm bắt rõ ràng về quy trình kiểm toán, quy trình làm việc và các công cụ hỗ trợ. - Khả năng phân tích và đánh giá: Khả năng phân tích tài chính, xem xét dữ liệu - chứng từ… Từ đó, sinh viên có thể xác định tính minh bạch, phù hợp của thông tin tài chính, có khả năng hiểu & đánh giá các quy trình kiểm soát nội bộ. Đồng thời, sinh viên Kiểm toán cần có khả năng nhìn nhận và đánh giá các rủi ro liên quan đến tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty. - Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và trình bày vấn đề: Với công việc Kiểm toán viên, bạn sẽ phải làm việc với nhiều bên liên quan: nhân viên của công ty khách hàng (bộ phận kế toán...); các thành viên khác trong nhóm. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn thu thập được chứng từ, những dữ liệu quan trọng. Trong khi đó, kỹ năng làm việc nhóm bổ trợ rất nhiều trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán. - Kỹ năng quản lý dự án: Kiểm toán viên sẽ được đảm nhiệm nhiều dự án đồng thời. Do đó, khả năng sắp xếp thứ tự các công việc ưu tiên là tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá khung năng lực của Kiểm toán viên. - Đạo đức và sự cẩn trọng: Đạo đức biểu hiện ở sự tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan và độc lập trong quá trình kiểm toán. Quá trình thu thập giấy tờ, chứng từ được diễn ra chính xác, thận trọng sẽ giúp kiểm toán viên có thể đánh giá, kết luận về kiểm toán chính xác. - Kỹ năng về công nghệ thông tin: Kỹ năng ứng dụng thành thạo các công cụ như MS excel, MS Word, MS Powerpoint, Advanced tools,… giúp đảm bảo về chất lượng công việc đầu ra cho công việc của kiểm toán. - Các môn học chuyên ngành tiêu biểu:Kế toán tài chính, Phân tích báo cáo tài chính, Lập báo cáo tài chính quốc tế theo IFRS, Kiểm soát nội bộ, Kiểm toán báo cáo tài chính, Mô phỏng kiểm toán báo cáo tài chính, Kế toán quản trị, Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp,… Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia những lớp ngoại khóa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho sinh viên như: Tiếng Anh chuyên ngành, các khóa học về chứng chỉ nghề nghiệp ACCA, CMA,…
Sinh viên Kiểm toán UEF được trang bị hành trang kiến thức, kỹ năng vững chắc
Tại sao mọi người luôn chọn UEF?
- UEF là một trong những trường dẫn đầu về đào tạo nhóm ngành Kinh doanh, quản lý, Kế toán
- Được tiếp cận với những giáo trình chuẩn hóa và cập nhật theo nội dung và phương pháp đào tạo của các trường đại học trên thế giới
- Cơ sở vật chất hiện đại ở khu vực trung tâm Thành phố, phòng học trang bị 100% máy lạnh, internet – wifi
- Sĩ số lớp học nhỏ, 40 sinh viên/lớp tạo nên sự thân thiện trong học tập và giảng dạy
- Tiếng Anh là ngôn ngữ chính, những bạn chưa đạt chuẩn anh văn đầu vào sẽ được tham gia lớp học tăng cường
- Giảng viên đầu ngành, giảng dạy tận tâm, từng học tập và làm việc ở nước ngoài, nhiều kinh nghiệm trong quản lý
- UEF chú trọng nguyên tắc người học là trung tâm đào tạo (learner-centered)
- Có hệ thống tư vấn học thuật giúp sinh viên giải quyết được thắc mắc trong học tập
- Đảm bảo vấn đề thực tập và việc làm, UEF có hệ thống kết nối bền chặt với các doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước
- Giúp bạn trở nên năng động, tự tin và dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc sau này thông qua những buổi đào tạo kỹ năng mềm, hoạt động sinh viên, câu lạc bộ năng khiếu và học thuật.
Bạn có phù hợp?
- Giỏi tính toán, yêu thích những con số
- Tính độc lập, thận trọng
- Khả năng diễn đạt ngắn gọn, súc tích
- Óc quan sát và tư duy phân tích cao
- Khả năng chịu đựng áp lực công việc
Triển vọng nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiểm toán có thể làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập trong nước và ngoài nước; Bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, kế toán trong các doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính, các đơn vị hành chính sự nghiệp; Các đơn vị đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm toán và kế toán.
Cơ hội việc làm:
Với mức lương tốt và cơ hội phát triển nghề nghiệp, kiểm toán vẫn là một trong những ngành học thu hút sinh viên. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 100 công ty kiểm toán độc lập, trong đó có chi nhánh của Big4 kiểm toán tại Việt Nam (Top 04 công ty cung cấp dịch vụ Kiểm toán toàn cầu): Deloitte, Earnest & Young, PwC và KPMG. Bốn công ty nói trên có các đợt tuyển dụng trong năm dành cho sinh viên năm ba, năm cuối hoặc tốt nghiệp đại học trong vòng 1 năm các chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn làm việc cho các công ty kiểm toán Việt Nam như: Công ty kiểm toán Grant Thornton Việt Nam, Crowe Việt Nam, AASC, Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C,… Ngoài dịch vụ kiểm toán truyền thống, bạn có thể đảm nhiệm các công việc như: Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), thuế, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn quản trị rủi ro hoặc dịch vụ kế toán… tại các công ty trên. Sinh viên ngành Kiểm toán còn có thể thi công chức trở thành kiểm toán viên nhà nước thông qua các kì tuyển dụng hoặc trở thành kiểm toán viên nội bộ trong các doanh nghiệp.
Điều kiện tuyển sinh:
Năm 2024, UEF xét tuyển ngành Kiểm toán theo các phương thức:
Phương thức tuyển sinh
Tổ hợp môn xét tuyển
Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Tốt nghiệp THPT trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
- Điểm xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT
Xét tuyển học bạ lớp 12
- Tốt nghiệp THPT
- Tổng điểm trung bình 3 môn kết quả học tập năm lớp 12 đạt từ 18.0 trở lên với trình độ đại học. Xét tuyển học bạ THPT theo tổng điểm TB 3 học kỳ
- Tốt nghiệp THPT
- Tổng điểm trung bình 5 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11, HK1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên.
Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia TP.HCM.
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
- Tham dự kỳ thi đánh giá năng lực 2024 do ĐHQG TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ mức điểm xét tuyển do UEF quy định;
A00 (Toán - Lý - Hóa)
A01 (Toán – Lý – Anh)
D01 (Toán – Văn–Anh)
C01 (Toán - Văn - Lý)
Học bổng hấp dẫn:
Năm 2024, UEF sẽ trao tặng nhiều mức học bổng dành cho thí sinh tham gia xét tuyển vào trường ở các phương thức:
Ví dụ: Thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển học bạ vào UEF ngành Kiểm toán theo tổ hợp 3 môn lớp 12 gồm: Toán, Văn, Anh. Để nhận được học bổng 25%, thí sinh cần đảm bảo điều kiện sau: Tổng điểm TB môn Toán + Tổng điểm TB môn Văn + Tổng điểm TB môn Anh ≥ 24 điểm.
Thí sinh có thể liên hệ đăng ký online ngay bây giờ để được Tư vấn chi tiết hơn
Liên hệ để được tư vấn về ngành nghề:
Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
141-145 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
* ĐT: (028) 7108 5555 - Hotline: 094 998 1717, 091 648 1080 * Website: www.uef.edu.vn
* Email: tuyensinh@uef.edu.vn