Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành nghề có sức hút lớn trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Thế nhưng, vẫn còn nhiều bạn chưa hình dung rõ ràng về việc học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm gì? làm việc ở đâu? Trước khi quyết định chọn ngành hãy tìm hiểu thật cặn kẽ cơ hội việc làm của ngành để nắm bắt và làm chủ công việc tương lai bạn nhé.
Sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể làm những việc gì?
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá là ngành rất có triển vọng phát triển với mức thu nhập cao và môi trường làm việc năng động. Mặc dù nhu cầu nguồn nhân lực cao, nhưng hiện nay nguồn lao động trong lĩnh vực này chỉ mới đáp ứng được khoảng 40%. Vì thế, đây là ngành học tiềm năng và là xu hướng chọn lựa của nhiều bạn trẻ trong những năm gần đây.
Với những kiến thức sâu về ngành nghề cùng nền tảng tiếng Anh vững vàng, sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bạn có thể trở thành nhân viên làm các công tác dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp dịch vụ vận tải; chuyên viên tại mảng kế hoạch, khai thác thị trường, marketing, dịch vụ khách hàng, cung ứng vật tư. Hoặc bạn cũng có thể đảm nhận vai trò của một quản lí kho vận, hệ thống xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải,…
Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có nhiều lựa chọn cho công việc tương lai
Bạn cũng có thể thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch. Khi có đủ kinh nghiệm, bạn có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn, hoặc bạn có thể khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.
Tốt nghiệp ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng làm việc ở đâu?
Cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước ở lĩnh vực Logistics, vận tải, quản lý chuỗi cung ứng như: Samsung, Unilever Vietnam, Bosh, Jabil Vietnam, Nestle, BigC, Vinamilk, Vietnam Airline, VietJet, Saigon Port, Ben Nghe Port, … Bạn cũng có thể làm việc tại các công ty vận tải và giao nhận, công ty dịch vụ logistics, kho hàng và trung tâm phân phối, trung tâm logistics,…
Cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ngành này còn có thể làm chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước về giao thông vận tải, dịch vụ logistics. Khi được trang bị thêm kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bạn cũng có thể giảng dạy về ngành học này tại các cơ sở đào tạo, trường cao đẳng, đại học.
Để nắm rõ học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm gì, cơ hội việc làm thế nào, bạn cũng cần tìm hiểu môi trường đào tạo ngành học này. Hiện có khá nhiều trường đại học đào tạo uy tín mà bạn có thể theo học như: Đại học Quốc tế - Đại học quốc gia TP.HCM, Đại học giao thông vận tải, Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Kinh tế tài chính TP.HCM (UEF),… Trong đó, tại UEF ngoài trang bị kiến thức chuyên môn cho sinh viên, trường còn chú trọng tăng cường khả năng ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.
Đặc biệt, UEF luôn tạo điều kiện đưa sinh viên đến gần với doanh nghiệp qua mô hình đào tạo gắn liền với thực tiễn, để sinh viên được tham quan học tập, tiếp nhận chia sẻ kiến thức từ những doanh nhân, chuyên gia hàng đầu trong ngành. Từ đó, sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ có cái nhìn bao quát hơn và tự tin chinh phục nghề nghiệp trong tương lai.
Từ những thông tin trên, UEF tin rằng các bạn đã có thể nắm được ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm gì và làm việc ở đâu?. Chúc các bạn luôn tìm thấy niềm say mê trong học tập và thành công với ngành học mình đã chọn.
Quyền Cương