Menu
  
Ngành

Phân biệt ngành Kinh tế số với ngành Kinh tế quốc tế

21/05/2024
Nên học Kinh tế số hay Kinh tế quốc tế? Hai ngành này khác nhau thế nào? Cơ hội việc làm ra sao? Ngành nào cũng đang phát triển rất mạnh mẽ trong bối cảnh số hóa và hội nhập toàn cầu hiện nay, do đó việc thí sinh quan tâm và tỏ ra phân vân trong quá trình chọn lựa là điều dễ hiểu.
Bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt ngành Kinh tế số với ngành Kinh tế quốc tế một cách dễ dàng. Từ đó sẽ có sự cân nhắc đúng đắn khi điền nguyện vọng xét tuyển vào đại học. 
 
Hiểu rõ về ngành Kinh tế số và Kinh tế quốc tế, thí sinh sẽ có cơ sở lựa chọn ngành học dễ dàng hơn

Ngành Kinh tế số và ngành Kinh tế quốc tế được hiểu như thế nào?
Ngành Kinh tế số là ngành học trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc sử dụng thông tin được số hóa để phân bổ nguồn lực, đẩy mạnh năng suất, góp phần tăng trưởng kinh tế chất lượng cao. Hiểu một cách rõ ràng hơn, đây là ngành nghiên cứu về cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, blockchain và big data để phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định kinh tế thông minh.
Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về công nghệ số, kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, thương mại điện tử,... Người học còn được trang bị kỹ năng ứng dụng các công nghệ số dẫn đầu xu thế của thời đại để giải quyết yêu cầu công việc trong hoạt động kinh tế, quản trị. Ngoài ra, các bạn được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng cần thiết, thái độ, tác phong để đủ năng lực làm việc và thích ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động trong bối cảnh số hóa.
 
Ngành Kinh tế số với ngành Kinh tế quốc tế không khó để phân biệt

Về ngành Kinh tế quốc tế, có thể hiểu đơn giản, đây là một ngành học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các hoạt động giao dịch, mua bán của các quốc gia hay các tổ chức kinh tế của nước này với nước khác. Thông qua đó, các nước thỏa thuận đi đến một mục tiêu chung, lợi ích chung về kinh tế.
Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay,… Bên cạnh đó, các bạn còn được trang bị các kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,…
Một điều đặc biệt khi các bạn lựa chọn theo học tại UEF dù là ngành Kinh tế số hay Kinh tế quốc tế đều sẽ được đào tạo theo chương trình song ngữ, với lượng kiến thức chuyên môn gắn liền thực tiễn. Sinh viên được học tập trong môi trường quốc tế đầy năng động, chú trọng tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành. Ngoài ra, các bạn còn được cung cấp nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để tiến xa trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, đầu tư.
Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế số và Kinh tế quốc tế
Dù lựa chọn ngành Kinh tế số hay Kinh tế quốc tế, cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn rộng mở. Chỉ cần các bạn có năng lực và đam mê với lĩnh vực mà mình đang theo đuổi, thành công sẽ nằm trong tầm tay của mình.
 
 
Cơ hội việc làm đa dạng là một trong những yếu tố thu hút sinh viên theo học những ngành này

Ngành Kinh tế số hiện nay mang đến cho các bạn tân cử nhân nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, có thể kể đến các vị trí sau đây:
- Chuyên viên tư vấn độc lập về chuyển đổi kỹ thuật số, công nghệ tài chính (fintech);
- Chuyên viên trong các doanh nghiệp kỹ thuật số, doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ thuật số, công ty tài chính công nghệ;
- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến kinh tế và kinh tế số;
- Điều phối viên, tư vấn dự án trong các tổ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế;
- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành kinh tế số tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu,...
Điểm qua một số vị trí việc đang “nóng” hiện nay của ngành Kinh tế quốc tế như sau:
- Nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế;
- Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế, chuyên gia nghiên cứu thị trường;
- Chuyên gia marketing quốc tế, chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng;
- Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế;
- Giảng viên và nghiên cứu viên tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu,...
Tin rằng, qua những thông tin được cung cấp, các bạn thí sinh sẽ có cái nhìn tổng quan và phân biệt được ngành Kinh tế số với ngành Kinh tế quốc tế. UEF sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc cho thí sinh khi quyết định theo đuổi những ngành học xu hướng này. 
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN