Đều thuộc khối ngành Kinh tế, 2 ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại vẫn khiến nhiều bạn học sinh nhầm lẫn khi "nhận diện" hoặc chưa nắm bắt hết thông tin trước khi lựa chọn.
Vậy phân biệt ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh dựa trên yếu tố nào? Chương trình học của mỗi ngành có gì khác nhau hay nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay ra sao? Để có góc nhìn toàn diện hơn về 2 ngành học này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh được hiểu thế nào?
Trước hết, hãy cùng nhau tìm hiểu sơ lược về khái niệm của 2 ngành học này nhé.
Kinh doanh thương mại là ngành gắn liền với hoạt động bán hàng, quản lý kho, khảo sát hàng, xuất – nhập kho. Ngành kinh doanh thương mại đào tạo nhiều kỹ năng công việc thực tế như: quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, những phương thức bán hàng hiệu quả. Người làm việc trong ngành Kinh doanh thương mại phải có năng lực quản trị lực lượng bán hàng, tổ chức và điều phối bán lẻ. Đặc biệt, bạn cần có kỹ năng nắm bắt tâm lý, hành vi mua hàng để từ đó tổ chức các hoạt động bán hàng hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
Thí sinh và phụ huynh tìm hiểu cách phân biệt ngành Kinh doanh thương mại và ngành Quản trị kinh doanh?
Còn Quản trị kinh doanh được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh (nhân sự, tài chính, sản xuất,...) để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", quản lý hoạt động kinh doanh bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm từ Phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, quản lý, điều hành ở các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.
Chương trình học của ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh ra sao?
Nắm bắt nhu cầu của thị trường lao động, sinh viên theo học ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh tại UEF sẽ được đào tạo theo các lộ trình và định hướng khác nhau.
Đối với ngành Kinh doanh thương mại, UEF tập trung trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ. Đồng thời, các bạn còn có cơ hội tiếp nhận những kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, Phân tích tài chính,…
Sinh viên khối ngành Kinh tế tự tin bước vào quá trình hội nhập với lớp Tiếng Anh nhập môn chuyên ngành
Nếu lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được tiếp cận với các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp. Cạnh đó, sinh viên được trau dồi các kỹ năng nhận diện cơ hội kinh doanh và đánh giá tiềm năng thành công của các cơ hội này, từ đó thiết lập và triển khai kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Sự khác nhau về vị trí công việc của cử nhân ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh
Bên cạnh yếu tố về chương trình đào tạo và kiến thức chuyên ngành, bạn cũng có thể phân biệt ngành Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh dựa vào vị trí nghề nghiệp.
Cử nhân ngành Kinh doanh thương mại có cơ hội phát triển bản thân qua các vị trí công việc như:
- Nhân viên kinh doanh, bán hàng
- Chuyên viên phụ trách xuất – nhập khẩu, quản lí kho bãi, chuyên viên bộ phận thu mua
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Chuyên viên marketing, PR
- Với kinh nghiệm và năng lực có thể thăng tiến lên vị trí trưởng ngành hàng, cửa hàng trưởng,…
- Các bạn cũng có thể tham gia giảng dạy, tập huấn về Kinh doanh thương mại
- Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng
- Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khải sát thị trường, lập kế hoạch
- Với kinh nghiệm có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn
- Giảng viên ngành Quản trị kinh doanh
- Khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng
Hiện nay, Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh luôn là 2 ngành học nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo các thí sinh. Hi vọng với bài viết “Cách phân biệt ngành Kinh doanh thương mại và ngành Quản trị kinh doanh” sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và hiểu rõ hơn về các ngành học này.
Bạch Vân