Menu
  
Tin tuyển sinh

Ngành Công nghệ truyền thông và ngành Marketing khác nhau thế nào?

31/03/2021
Trong quá trình tìm hiểu ngành nghề, nhiều thí sinh đặt các ngành trong cái nhìn đối sánh để hiểu rõ hơn chương trình học, vị trí công việc của mỗi ngành nhằm đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Với bài viết này, UEF sẽ giúp các bạn phân định được ngành Công nghệ truyền thông và ngành Marketing khác nhau thế nào? 

 

Công nghệ truyền thông và ngành Marketing được hiểu thế nào? 

 

Để dễ dàng phân biệt ngành Công nghệ truyền thông và Marketing khác nhau như thế nào? các bạn cần nắm rõ khái niệm của hai ngành này. 
 
Đối với các bạn trẻ đam mê khám phá, yêu thích công nghệ sáng tạo, Công nghệ truyền thông là ngành hoàn toàn phù hợp bởi đây là ngành học nghiên cứu quá trình ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực về truyền thông. Mục tiêu của ngành là trang bị giúp sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng về sản xuất, xây dựng và lập trình các ứng dụng.
 
Ngành học này còn nghiên cứu về quá trình tổ chức, quản lý công việc trong lĩnh vực sản xuất truyền thông như sản xuất phim điện ảnh, chương trình phát thanh, truyền hình, phim quảng cáo, multimedia và các thể loại sản phẩm truyền thông hiện đại khác, quá trình kinh doanh truyền thông nghe nhìn, phim ảnh, chương trình, bản quyền nội dung nghe nhìn, thời lượng quảng cáo,…
 
Marketingbao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu. Theo GS. Philip Kotler (Giáo sư Marketing nổi tiếng nhất thế giới – “cha đẻ” của Marketing hiện đại) cho rằng: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”.
 
Có gì khác nhau giữa ngành Công nghệ truyền thông và ngành Marketing?
Có gì khác nhau giữa ngành Công nghệ truyền thông và ngành Marketing? được các sĩ tử quan tâm

 

Chương trình học của ngành Công nghệ truyền thông và Marketing khác nhau ra sao? 

 

Đây là hai ngành học có nhiều điểm tương đồng, cần tố chất sáng tạo, năng động, nắm bắt xu hướng như nhau, nhưng trong đào tạo chuyên môn sẽ có những điểm khác biệt dễ nhận thấy:
 
Với ngành Marketing, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về chuyên môn của ngành cụ thể như: Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, hành vi người tiêu dùng, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và phân phối, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,… 
 
Khi học ngành Công nghệ truyền thông, các bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về truyền thông đa phương tiện, cơ sở đồ hoạ máy tính, cách xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, tổ chức và quản lí đánh giá các chiến dịch truyền thông,...

 

Vị trí công việc của ngành Công nghệ truyền thông và Marketing có gì khác nhau? 

 

Sau khi tốt nghiệp ngành Marketing tại UEF, sinh viên có thể đảm nhận các công việc như: 
 
  • Chuyên viên Marketing tại các công ty, doanh nghiệp, tổ chức;  
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường;
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng;
  • Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu;
  • Giảng dạy, nghiên cứu về Marketing, Quản trị Marketing.
 
Cử nhân ngành Công nghệ truyền thông có thể đảm nhận các công việc sau:
 
  • Chuyên viên thực hiện, phát triển các chương trình hoặc ứng dụng truyền thông.
  • Chuyên viên kinh doanh tài trợ, kinh doanh quảng cáo, thời lượng phát sóng, bản quyền phim, chương trình,…
  • Chuyên viên marketing cho phim ảnh, chương trình, nhà xuất bản, kênh truyền hình…
 
Hi vọng, qua bài viết này thí sinh đã có thể phân biệt được có gì khác giữa ngành Công nghệ truyền thông và ngành Marketing? Từ đó, các bạn xác định được thế mạnh, mong muốn công việc tương lai, chọn được ngành nghề phù hợp với khả năng của bản thân. Hiện nay tại UEF đang đào tạo 2 ngành học này theo mô hình song ngữ, chương trình học hiện đại, gắn thực tiễn, tạo bản lề để các bạn thành công trong kỷ nguyên số hóa.
 
Khánh Vy   
TIN LIÊN QUAN