Bạn có hứng thú với môi trường làm việc quốc tế? Bạn thích tìm hiểu, khám phá các điều luật? Không cần đắn đo nhiều, ngành Luật quốc tế chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp cùng mức lương hấp dẫn luôn là động lực lớn để các bạn trẻ đi sâu khám phá lĩnh vực nghề nghiệp mang tính đẳng cấp này. Đây cũng chính là lời giải cho thắc mắc “có nên học ngành Luật quốc tế, học ngành Luật quốc tế ra làm gì?” của nhiều thí sinh khi đứng trước vô vàn những chọn lựa ngành nghề.
Có nên học ngành Luật quốc tế?
Trước sự giao thoa mạnh mẽ của các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, việc thường xuyên phát sinh những vấn đề phức tạp có liên quan và cần đến sự can thiệp của luật pháp là không thể tránh khỏi. Do đó những công việc gắn với ngành luật quốc tế sẽ cần thiết trong thời đại hội nhập toàn cầu.
Xuất phát từ thực tế cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) dự kiến đào tạo ngành này trong năm 2017, theo hướng áp dụng chương trình đào tạo song ngữ ngành Luật quốc tế theo chuẩn các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Định hướng theo đuổi ngành học này tại UEF, sinh viên sẽ được lĩnh hội đầy đủ kiến thức về lí thuyết pháp lí trong nước và quốc tế, cũng như tăng cường đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết như kỹ năng thuyết phục, suy luận hợp lí, khả năng phân tích thuyết phục làm việc nhóm, giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống,... phục vụ cho việc phát huy tối đa những điểm mạnh của sinh viên đối với ngành nghề đặc thù này.
UEF dự kiến đào tạo ngành Luật quốc tế trong năm 2017
Đặc biệt với sinh viên UEF, ngoại ngữ được xem là một trong những lợi thế vượt trội luôn được nhà trường chú trọng đào tạo, giúp các bạn trở thành ứng viên sáng giá trước nhà tuyển dụng. Đồng thời, quá trình thực tập thực tế tại các cơ quan liên quan đến ngành luật sẽ giúp các bạn trẻ hình thành thái độ làm việc tích cực, nhạy bén, làm giàu vốn sống và kinh nghiệm phong phú trong quản trị các mối quan hệ đa chiều.
Học ngành Luật quốc tế ra làm gì?
Tốt nghiệp ngành Luật quốc tế, các bạn sẽ được lựa chọn rất nhiều vị trí, nghề nghiệp cụ thể:
- Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các cơ quan Nhà nước như Bộ, Sở Tư pháp, cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư, giải quyết các vấn đề tranh chấp thương mại, dân sự quốc tế, các vấn đề hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế tại các công ty nước ngoài tại Việt Nam
- Biên tập viên cho các cơ quan truyền thông về các vấn đề liên quan tới pháp luật.
- Giảng dạy về ngành Luật quốc tế tại các trường đại học, viện nghiên cứu.
Học ngành Luật quốc tế tại UEF bằng cách nào?
Từ những thông tin đã cung cấp, chắc chắn các bạn thí sinh đã có thể trả lời câu hỏi “Có nên học ngành Luật quốc tế?”. Với ngành Luật quốc tế, thí sinh có thể tham khảo thông tin một số trường như: Đại học Luật Tp.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) dự kiến mở trong năm 2017, Học viện Ngoại giao Hà Nội, Viện đại học Mở Hà Nội,…
Riêng UEF, năm 2017, trường tuyển sinh ngành Luật quốc tế theo hai phương thức là xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ lớp 12, với các tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa, Toán – Lý – tiếng Anh, Văn – Toán – Tiếng Anh và Văn – Sử – Địa.
Chọn phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh cần đạt điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT. Riêng hình thức xét tuyển theo học bạ năm lớp 12, thí sinh cần đảm bảo hai điều kiện: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển từ 18 điểm trở lên. Thí sinh tham gia xét tuyển vào UEF ở cả hai phương thức trên đều có cơ hội nhận học bổng giá trị lên đến 100% học phí.
Với những thông tin bài viết đã chuyển tải, đáp án cho câu hỏi “có nên học ngành Luật quốc tế?” gần như đã rõ ràng và các bạn thí sinh có tố chất cũng như yêu thích lĩnh vực về luật sẽ có động lực và quyết tâm theo đuổi ngành học giàu tiềm năng này.
Bảo Thoa